Bài đăng nổi bật

Hướng dẫn thay đổi thư mục root mặc định của Docker trên Linux

Hoàn cảnh: người viết gặp một trường hợp như này Được team hạ tầng cấp cho một máy chủ gồm 2 phân vùng lưu trữ, 1 phân vùng 20GB được gắn và...

24 tháng 5, 2012

Địa chỉ ip 0.0.0.0 nghĩa là gì?

Đôi khi trên linux, nếu bạn chạy lênh route -n bạn sẽ có kết quả này:
Kernel IP routing table
Destination     Gateway         Genmask         Flags Metric Ref    Use Iface
10.0.31.18      0.0.0.0         255.255.255.255 UH    0      0        0 ppp0
38.96.196.94    192.168.1.2     255.255.255.255 UGH   0      0        0 wlan0
192.168.84.0    0.0.0.0         255.255.255.0   U     0      0        0 vmnet8
192.168.1.0     0.0.0.0         255.255.255.0   U     2      0        0 wlan0
192.168.110.0   0.0.0.0         255.255.255.0   U     0      0        0 vmnet1
192.168.122.0   0.0.0.0         255.255.255.0   U     0      0        0 virbr0
169.254.0.0     0.0.0.0         255.255.0.0     U     1000   0        0 wlan0
10.0.0.0        0.0.0.0         255.0.0.0       U     0      0        0 ppp0
0.0.0.0         192.168.1.2     0.0.0.0         UG    0      0        0 wlan0
Vậy, địa chỉ ip 0.0.0.0 khác gì với các địa chỉ IP khác.
0.0.0.0 là một địa chỉ IP đặc biệt, dùng để chỉ tất các địa chỉ IP mà một máy đang có.
Ví dụ bạn có một server có các địa chỉ IP như sau:
10.2.50.25
10.2.50.26
10.2.50.27
Khi đó nếu bạn khai báo như sau:
0.0.0.0:25
có nghĩa là bạn có thể kết nới tới cổng 25 của server tại bất cứ địa chỉ ip address nào của server (ví dụ 10.2.50.25 và 10.2.50.26 đều được).
Nó khác với nếu bạn chỉ khai báo:
10.2.50.25:25
thì bạn chỉ có thể kết nối tới cổng 25 của server tại địa chỉ ip 10.2.50.25, còn với các địa chỉ còn lại thì bạn không thể kết nối vào cổng 25

15 tháng 5, 2012

Cách sử dụng các tham số recipient_bcc_maps và sender_bcc_maps trong Postfix

1 - Làm thế nào để forward một bản sao của thư gửi tới một địa chỉ sang một địa chỉ khác.
  • Sử dụng tham số: recipient_bcc_maps.
    Tham số này sẽ yêu cầu postfix tự động tạo một bản sao copy bí mật thư gửi tới các địa chỉ hoặc domain chỉ định tới một địa chỉ chỉ định khác.
  • Nội dung: recipient_bcc_maps=hash:/đường/dẫn/tới/file/maps
    Lưu ý, tham số này có thể nhận nhiều giá trị, mỗi giá trị nằm  cách nhau một dấu phẩy và thứ tự ưu tiên truy vấn là từ trái qua phải.
  • Lệnh: postconf -e recipient_bcc_maps="hash:/đường/dẫn/tới/file/maps"
    Lệnh này sẽ edit nội dung của tham số recipient_bcc_maps, lưu ý các nội dung cũ sẽ bị ghi đè.
  • Nội dung file map:
    @domain.com       địa_chỉ_nhận@domain.com
     địa_chỉ_1@domain.com      địa_chỉ_2@domain.com
  • Sau đó cần map nó vào với postfix bằng lệnh:
    postmap /đường/dẫn/tới/file/maps
  • Sau đó khởi động lại postfix bằng lệnh:
    postfix reload.
2 - Làm thế nào để forward một bản sao của thư gửi đi từ một địa chỉ sang một địa chỉ khác
  • Sử dụng tham số: sender_bcc_maps.
    Tham số này sẽ yêu cầu postfix tự động tạo một bản sao copy bí mật thư gửi từ các địa chỉ hoặc domain chỉ định tới một địa chỉ chỉ định khác.
  • Nội dung: sender_bcc_maps=hash:/đường/dẫn/tới/file/maps
    Lưu ý, tham số này có thể nhận nhiều giá trị, mỗi giá trị nằm  cách nhau một dấu phẩy và thứ tự ưu tiên truy vấn là từ trái qua phải.
  • Lệnh: postconf -e sender_bcc_maps="hash:/đường/dẫn/tới/file/maps"
    Lệnh này sẽ edit nội dung của tham số sender_bcc_maps, lưu ý các nội dung cũ sẽ bị ghi đè.
  • Nội dung file map:
    @domain.com       địa_chỉ_nhận@domain.com
    địa_chỉ_1@domain.com      địa_chỉ_2@domain.com
  • Sau đó cần map nó vào với postfix bằng lệnh:
    postmap /đường/dẫn/tới/file/maps
  • Sau đó khởi động lại postfix bằng lệnh:
    postfix reload.

03 tháng 5, 2012

crontab trong Linux

Crontab trong linux tương tự như một tiến trình lập lịch, nó giúp người dùng có thể chỉ định khi nào thì hệ thống sẽ chạy một lệnh, kịch bản,.... đã định sẵn.
Tương ứng với mỗi người dùng sẽ có một crontab riêng.
Crontab sẽ không bị xóa khi hệ thống bị khởi động lại.
Crontab không hoạt động thay thế chức năng startup, và hoàn toàn không giống chức năng startup của hệ điều hành.
Để tạo mới, sửa một crontab, ta dùng lệnh sau:
crontab -e
Cấu trúc nội dung một crontab như sau:
Ví dụ: 0 12 14 2 * ls -l > /var/log/log.log
  • Mỗi lệnh trong crontab được đặt trong một dòng.
  • Comment được bắt đầu bằng ký tự "#"
  • Cấu trúc lệnh trong crontab:
    [min][space][hour][space][dayofmonth][space][monthofyear][space][dayofweek][space][command]
  • Trong đó:
    min: phút, (0-59)
    hour: giờ trong ngày, (0-23)
    dayofmonth: ngày trong tháng, (1-31)
    monthofyear: tháng trong năm, (1-12)
    dayofweek: ngày trong tuần (0-6, tương đương với Sunday-Saturday)
    command: là bất cứ lệnh hệ thống nào, cho phép gọi tới một file có quyền x.
  • Chú ý: crontab cho phép sử dụng các ký tự thay thế.
    Kiểu thay thế: * tương đương với bất cứ giá trị nào.
    Kiểu mỗi: */5 tương đương với cứ mỗi 5 đơn vị thời gian.
    Kiểu liệt kê: 2, 4, 6 cứ vào thời điểm 2, 4, 6 đơn vị thời gian.
    Kiểu khoảng: 9-17 lấy bất cứ giá trị nào nằm trong khoảng  từ 9 đến 17
Lệnh crontab:
crontab [-u user] [option] file
-u user: chỉ ra người dùng mà crontab của họ sẽ được chỉnh sửa.
-l : hiển thị nội dung crontab ra thiết bị hiển thị mặc định, ví dụ màn hình.
-r : xóa crontab.
-e : chỉnh sửa nội dung crontab ở chế độ soạn thảo.
-i : xóa crontab sau khi được người dùng chọn y/Y.
-s : unknow.