Bài đăng nổi bật

Hướng dẫn thay đổi thư mục root mặc định của Docker trên Linux

Hoàn cảnh: người viết gặp một trường hợp như này Được team hạ tầng cấp cho một máy chủ gồm 2 phân vùng lưu trữ, 1 phân vùng 20GB được gắn và...

26 tháng 10, 2012

Các tiện ích của Postfix

Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn những người quản trị hệ thống mail Postfix sử dụng một số tiện ích sẵn có của Postfix.
1 - Kiểm tra nội dung các thư đang nằm trong queue của Postfix.
  • Trong postfix, các hàng đợi bao gồm: Active, Deferred, defer, bounced,... Mỗi hàng đợi tương ứng với một thư mục trong thư mục Data của postfix.
  • Trong mỗi hàng đợi, các thư được lưu theo cấu trúc như sau:
    - Mỗi thư có một ID riêng.
    - Thư có ID bắt đầu bằng ký tự nào thì sẽ được phân bố trong thư mục có tên là kí tự đó. Ví dụ, thư có ID 000115A0B99 đang bị deffered sẽ nằm trong thư mục /deffered/0/
  • Để xem nôi dung của một thư trong hàng đợi ta làm như sau:
    Bằng quyền root ta chạy lệnh /opt/postfix/sbin/postcat -q /opt/postfix/spool/deferred/0/00115A0B99.
    Lưu ý đường dẫn thực tế tới các file có thể thay đổi tùy theo môi trường cài đặt của người dung.
2 - Xóa các thư chỉ định trong hàng đợi.
Lệnh:
mailq | grep Luat_xoa | awk '{print $1}' | tr -d'*' | sudo /opt/postfix/sbin/postsuper -d -
Lưu ý đường dẫn thực tế có thể thay đổi tùy theo môi trường cài đặt của người dùng.
Xin tham khảo thêm các tham số của lệnh mailq và postsuper để có những lệnh phù hơp.
3 - Đếm số lượng thư trong một hàng đợi
Lệnh:
find /var/spool/postfix/deferred -type f -print | wc -l
Trong đó:
  • deferred: là tên hàng đợi thư trong postfix.
  • find: lệnh tìm kiếm.
  • wc -l: đếm số dòng trong kết quả hiện ra của lệnh find.
4 - Xóa thư trong hàng đợi chỉ định:
Lệnh:
postsuper -d ALL tên_hàng_đợi
Hàng đợi có thể là: deferred, incoming, active, bounce,...
5 - Thay đổi thời gian thử lại thư không thể gửi được.
Ta điều chỉnh tham số bounce_queue_lifetime.
Đơn vị tính là d - day, h - hour, w - week, s - second, m - minute

17 tháng 10, 2012

Sử dụng applet trong Ubuntu

Bài này được tôi rút từ kinh nghiệm thực tế. Tôi đã thử sử dụng icedtea plugin nhưng có vẻ là không ăn thua. Tôi đã thử trên Firefox, chưa thử trên Chromium nhưng có thể vẫn đúng, bạn nên thử nếu có nhu cầu. Và bài viết này tôi sử dụng Ubuntu 12.04.
Bài toán đặt ra của tôi là:
  • Tôi có một applet tự viết muốn chạy trên firefox để test nhưng không được.
  • Ngoài ra tôi còn có nhu cầu hiển thị java console để có thể debug các lỗi trong applet tuy nhiên thử rất nhiều cách với Icedtea cũng đều không được.
Sau một hồi loay hoay thì tôi cũng tạo dựng được môi trường như ý muốn. Bạn có thể làm như sau
  • Mở terminal.
  • Thêm kho cho Ubuntu bằng lệnh:
    sudo add-apt-repository ppa:webupd8team/java
  • Cập nhật lại kho bằng lệnh:
    sudo apt-get update
  • Cài đặt java bằng lệnh:
  • do apt-get install oracle-java7-installer
Sau đó bạn mở Oracle Java 7 Plugin Control Panel lên, enable Java console để sử dụng.
Giờ bạn hãy thử mở một applet lên xem, bạn sẽ thấy màn hình console java quen thuộc của windows hiện lên.