Bài đăng nổi bật

Hướng dẫn thay đổi thư mục root mặc định của Docker trên Linux

Hoàn cảnh: người viết gặp một trường hợp như này Được team hạ tầng cấp cho một máy chủ gồm 2 phân vùng lưu trữ, 1 phân vùng 20GB được gắn và...

29 tháng 8, 2013

Cấu hình mạng trên Linux

Cái này là một kinh nghiệm "đau thương" của người viết gặp phải khi triển khai hệ thống máy chủ cho cty của mình. Đó là khi tôi cố gắng cài đặt mạng cho một máy chủ chạy Ubuntu server 10.04 LTS 64 bit. Tôi đã cấu hình trực tiếp vào file /etc/network/interface và /etc/resolv.conf nhưng không thể được.
Hiện tượng tôi gặp phải là:
  • Ping chỉ lên tới gateway, không ra được mạng.
  • Trên máy có 2 card mạng (eth0 và eth1), không hiểu sao khi tôi cấu hình thì các thông số card luôn bị "dính" tức là khi tôi thêm thông số cho eth0, nhưng sau đó thay đổi lại thì eth0 vẫn giữ các giá trị cũ.
Vì vậy, trong bài này, tôi sẽ hướng dẫn bạn một cách cấu hình khác, không theo lối cũ và tôi khuyên bạn chỉ dùng cách này khi cách ở trên đã vô hiệu.
Nội dung bài viết được viết theo tiến trình tìm hiểu của người viết, không phải theo cách làm step-by-step.
Bài học số 1: Cấu hình mạng bằng lệnh ifconfig
  • Để xem thông tin của một card mạng ta dùng lệnh sau:
    ifconfig eth0 (eth0 là tên card mạng cần xem, có thể là eth1, wlan0,...)
  • Xem thông tin của tất cả card mạng trong hệ thống ta dùng lệnh sau:
    ifconfig -a
  • Tắt một card mạng:
    ifconfig eth0 down (eth0 là tên card mạng cần xem, có thể là eth1, wlan0,...)
  • Bật một card mạng:
    ifconfig eth0 up (eth0 là tên card mạng cần xem, có thể là eth1, wlan0,...)
  • Gán ip cho một card mạng:
    ifconfig eth0 192.168.2.2 (eth0 là tên card mạng cần xem, có thể là eth1, wlan0,...)
  • Thay đổi subnet mask cho một card mạng:
    ifconfig eth0 netmask 255.255.255.0 (eth0 là tên card mạng cần xem, có thể là eth1, wlan0,...)
  • Thay đổi broadcast cho một card mạng:
    ifconfig eth0 broadcast 192.168.2.255
Xem thêm tại: link tham khảo
Bài học số 2: cấu hình gateway cho mạng bằng lệnh route
Cái này chỉ cần lệnh sau:
route add default gw 192.168.1.254 eth0 (eth0 là tên card mạng cần xem, có thể là eth1, wlan0,...)
Xem thêm tại: link tham khảo
Bài học số 3: khởi động lại vẫn giữ được những thông tin vừa cấu hình
Lưu ý, những điều bạn vừa làm ở trên, sau khi khởi động lại máy sẽ bị mất. Vậy muốn giữ bạn phải làm như sau:
Mở tập tin /etc/rc.local và thêm các dòng sau vào trước "exit 0".
sudo ifconfig eth0 192.168.2.2
sudo  ifconfig eth0 netmask 255.255.255.0
sudo ifconfig eth1 down (cái này là tôi disable card eth1 đi cho khỏi xung đột thôi, bạn muốn thêm hay không thì tùy)
sudo ifconfig eth0 up
sudo route add default gw 192.168.1.254 eth0
Xem thêm tại: link tham khảo
Bài học số 4: máy có nhiều card mạng, biết là mình đang cắm dây vào card nào đây?
Cái này, tôi nhiều lần bị vướng, cắm cable mạng vào đuôi máy nhưng không biết đó là card số mấy. Kinh nghiệm là làm như sau:
Cắm cable mạng vào đã.
Dùng lệnh ifconfig tắt tất cả các card mạng đi, sau đó lần lượt bật từng cái một lên, bật cái nào thì tắt các cái còn lại đi. Tới khi nào bạn thấy đèn báo mạng nháy ở vị trí cắm thì đó chính là card mạng bạn muốn tìm.

File descriptor trong Linux

Mô tả nôm na thì số lượng file descriptor là số file mà một người dùng hệ thống có thể mở trong một phiên làm việc của mình.
 Hard limit là thông số chỉ có thể thay đổi bởi người quản trị, nó là giới hạn trên của soft limit, các soft limit không được vượt quá giá trị của hard limit.
Soft limit là thông số có thể thay đổi bởi user và process, nó là giá trị quy định số file có thể mở cùng lúc trong một phiên làm việc và không thể lớn hơn giá trị quy định trong hard limit.
Để xem giá trị của hard limit và soft limit ta làm như sau:
  • Chuyển sang người dùng muốn xem, ví dụ user1.
  • Xem hard limit bằng lệnh: ulimit -Hn
  • Xem soft limit bằng lệnh: ulimit -Sn
Để tác động tới các giá trị này trong toàn hệ thống
 Để thay đổi với toàn hệ thống, người dùng cần thay đổi giá trị của hard limit và soft limit trong tập tin /etc/sysctl.conf.
Khi gặp trường hợp số tập tin mở cùng lúc vượt quá mức quy định, bạn cần làm như sau:
  • Thay đổi giá trị trong tập tin /proc/sys/fs/file-max bằng người dùng root
    sysctl -w fs.file-max=10000
    Lệnh này sẽ yêu cầu thay đổi giá trị sang 10000
  • Sau khi đổi bạn cần thay đổi giá trị trong tập tin /etc/sysctl.conf để thông tin thay đổi vẫn được giữ nguyên khi khởi động lại máy, bằng cách thêm dòng sau vào:
    fs.file-max = 10000
  • Sau đó gõ lệnh sau để áp dụng các thay đổi:
    sysctl -p
Để tác động tới các giá trị này của người dùng:
Để thay đổi với người dùng cụ thể , ta thay đổi nội dung trong tập tin /etc/security/limits.conf.
Ví dụ để thay đổi giá trị cho user1, ta thêm các giá trị sau:
user1 soft nofile 1024
user1 hard nofile 2048

05 tháng 8, 2013

Các thủ thuật hay cho người quản trị hệ thống Zimbra (update ngày 05/08/2013)

1 - Tôi muốn thống kê tình trạng sử dụng của người dùng trong hệ thống
Bạn chạy lệnh sau:
zmprov gqu domain.com
Hệ thống sẽ hiển thị theo cấu trúc sau:
Tên account - Quota đã dùng - Quota được cấp.
Xem thêm tại:
http://wiki.zimbra.com/wiki/Mailbox_usage_report
2 - Tôi muốn thống kê tình trạng sử dụng message của hệ thống.
Bạn chạy lệnh sau:
zmdailyreport
với lệnh này, bạn sẽ có các tùy chọn sau:
--user Report usage for only
--mail Send report via email, default is stdout
--now Shortcut for midnight to the current time
--time , Default is midnight to midnight of the previous day

Xem thêm tại:
http://www.zimbra.com/forums/administrators/27700-solved-monthly-messages-report.html