Bài đăng nổi bật

Hướng dẫn thay đổi thư mục root mặc định của Docker trên Linux

Hoàn cảnh: người viết gặp một trường hợp như này Được team hạ tầng cấp cho một máy chủ gồm 2 phân vùng lưu trữ, 1 phân vùng 20GB được gắn và...

06 tháng 3, 2012

RAID và các kỹ thuật RAID trên Ubuntu

Bài viết này được thực hiện từ thực tế khi đi triển khai người viết đã gặp phải.
RAID là viết tắt của Redundant Array of Independent Disk: tâp hợp các ổ đĩa có khả năng chịu lỗi. Các hệ thống sử dụng RAID cho phép người quản trị có thể nhanh chóng xác định ổ đĩa bị lỗi và thay nóng (hot plug) ngay ổ đĩa bị hỏng mà không gây ảnh hưởng tới các dữ liệu trên máy.
RAID thường được áp dụng trên các máy chủ (cả Windows và Linux) nhằm tăng độ an toàn cho dữ liệu của máy chủ.
Có rất nhiều loại RAID: RAID 0, RAID 1, RAID 5, RAID 10, RAID 0 + 1,…. (ở đây ta sẽ không đi sâu vào kỹ thuật áp dụng trên từng loại RAID)
Hiện tại trên thị trường có 3 loại hình RAID: Hardware RAID, Software RAID và fake RAID.
Hardware RAID: là kỹ thuật RAID mà việc điều khiển đọc ghi lên các ổ đĩa sẽ do một nhóm các phần cứng đặc biệt điều khiển. Loại RAID này hoạt động hoàn toàn trong suốt với hệ điều hành, không cần phải có driver, và không phụ thuộc là bạn đang dùng hệ điều hành gì.
Software RAID: là kỹ thuật RAID mà việc điều khiển đọc ghi lên các ổ đĩa sẽ do kernel của hệ điều hành điều khiển. Loại RAID này có ưu điểm là không cần phải có một phần cứng hỗ trợ RAID do đó sẽ giảm giá thành đầu tư cho máy chủ. Phải cài software RAID ngay khi cài hệ điều hành.
Fake RAID: là một kỹ thuật RAID lai giữa 2 kỹ thuật kể trên, sử dụng phần cứng để điều khiển việc đọc ghi lên ổ cứng nhưng không sử dụng các phần cứng chuyên biệt mà thực sự lại do một phần mềm nhỏ (gọi là BIOS trên card RAID) để điều khiển đọc ghi. Loại RAID này có ưu điểm là giá thành rẻ hơn Hardware RAID tuy nhiên khi hoạt động lại yêu cầu hệ điều hành phải load được driver điều khiển RAID lên dẫn tới việc đòi hỏi hoặc hệ điều hanh phải tích hợp sẵn driver của card hoặc phải yêu cầu hệ điều hành preload các driver lên trước khi đi vào quá trình boot. Nếu  hệ điều hành không hỗ trợ loại BIOS trên thiết bị RAID, dù có cấu hình như thế nào thì khi vào hệ điều hành, ta vẫn chỉ nhìn thấy các ổ đĩa riêng lẻ thay vì hệ thống ổ RAID như mong muốn.
Theo khảo sát trên mạng thì ta có thể so sánh các kỹ thuật RAID như sau (số liệu chỉ tính trên các máy chủ chạy kernel Linux):
Tốc độ đọc/ghi: Hardware RAID à Fake RAID à Software RAID
Khả năng bảo đảm an toàn dữ liệu: Hardware RAID à Software RAID à Fake RAID

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét